0 Giỏ hàng

0866.187.288

0935.118.057

danh mục sản phẩm

Top 5 Tôn Giáo Lớn Nhất Thế Giới

Tôn giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Xuyên suốt lịch sử thế giới, tôn giáo nắm giữ một vai trò quan trọng và phức tạp, là khởi nguồn của cả điều tốt lẫn điều xấu của con người. Tôn giáo đã là nguyên nhân của Thánh chiến thời Trung cổ, cũng như những tranh chấp tại nhiều nơi hiện nay. Hãy cùng adavi xem Top 5 tôn giáo lớn nhất thế giới nhé.

 

1. Kitô giáo – Tôn giáo đông nhất lớn nhất thế giới

Số lượng giáo đồ: Trên 2,4 tỷ. Quốc gia chính: Khắp thế giới, trừ một vài nơi.

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây.

 

Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Kháng Cách (Tin Lành), Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương. Công giáo Tây phương, Chính Thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông – Tây năm 1054 và cuộc Ly giáo Chalcedon khởi đầu năm 451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015).

 

Từ nguyên của "Kitô" là Χριστός (Khristos) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch theo danh hiệu Messiah trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát từ chữ Nho (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.

 

2. Đạo Hồi

Số lượng giáo đồ: 1,8 tỷ người. Quốc gia chính: Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc

 

Đạo Hồi (hay còn gọi là Hồi giáo) là tôn giáo nằm trong nhóm Abraham, có xuất xứ từ Ả Rập. Trong đạo Hồi thì đạo Hồi dòng Sunni chiếm đến 70-90%. Với tổng số giáo đồ lên đến 1,5 tỉ người, đạo Hồi dòng Sunni đứng đầu trong Top 10 tôn giáo lớn nhất thế giới.Đạo Hồi được thành lập bởi nhà tiên tri Muhammad - người được những giáo đồ tin rằng đã nhận mặc khải của Allah Đấng Tối Cao - vị thần duy nhất theo đạo Hồi.

 

Sau cái chết của Muhammad, đạo Hồi phân chia thành 2 dòng chính là đạo Hồi dòng Sunni và Shia. Những người theo đạo Hồi dòng Sunni tin rằng 4 vị khalip đầu tiên - đệ tử tối cao của Muhammad, là người thừa kế Muhammad, Đấng Allah không có người thừa kế nào khác sau Muhammad. 4 vị khalip này sau này trở thành tên của 4 nhánh con thuộc đạo Hồi dòng Sunni: Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi'i.

 

Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS là một nhóm khủng bố thuộc đạo Hồi dòng Sunni, được thành lập ban đầu để chống lại dòng Shia tại Iraq.


3. Ấn Độ giáo

Số lượng giáo đồ: 900 triệu người. Quốc gia chính: Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus.

 

Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Độ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

 

Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc phức tạp, và kéo theo một chuỗi các giáo lí cũng như hệ thống thần thánh. Các nghi thức và đức tin phong phú phản ánh sự đa dạng to lớn của Ấn Độ, nơi mà có tới một tỉ tín đồ định cư ở đó. Ấn Độ giáo còn hơn cả một tôn giáo. Nó là một nền văn hóa, một thói quen sống và một bộ quy tắc ứng xử. Điều này được phản ánh trong một thuật ngữ người Ấn Độ dùng để miêu tả Ấn Độ giáo: Sanatana Dharma, có nghĩa là niềm tin vĩnh cửu hay cách mà mọi thứ tồn tại (chân lý).

Từ Hinduism bắt nguồn từ một khái niệm của người Ba Tư để chỉ cư dân ở những vùng bên ngoài thung lũng Indus, nay là một dòng sông ở Pakistan. Trong những năm đầu thế kỉ 19, từ này đã đi vào tiếng Anh phổ thông để miêu tả những truyền thống tôn giáo chiếm ưu thế ở Nam Á, và ngày nay nó chỉ được dùng cho Ấn Độ giáo. Đức tin và giáo lí tu tập của đạo Hindu phổ biến rất rộng rãi, thay đổi theo thời gian, và theo cá nhân, cộng đồng hay khu vực.

 

4. Đạo giáo

Số lượng giáo đồ: 400 triệu người. Quốc gia chính: Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.

 

Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia, Tiên Giáo(道家).

 

Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lý này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

 

Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, Triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lý.

 

Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc biệt có nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa. Hiện nay, Đạo giáo có khoảng 400 triệu tín đồ tập trung tại các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan và cộng đồng người Hoa hải ngoại.

Đạo Giáo cũng nhắc tới các vị Tiên và việc thờ cúng các vị Tiên thể hiện sự kính trọng.

 

5. Tôn giáo dân gian Trung Quốc

Số lượng giáo đồ: 394 triệu người. Quốc gia chính: Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.

 

Tôn giáo ở Trung Quốc từ lâu đã là một cái nôi và chủ nhà của một loạt các tôn giáo lâu đời nhất - truyền thống triết học của thế giới. Nho giáo và Đạo giáo, sau đó được Phật giáo gia nhập, tạo thành "ba giáo lý" đã định hình văn hóa Trung Quốc. Không có ranh giới rõ ràng giữa các hệ thống tôn giáo đan xen này, chúng không tuyên bố là độc quyền, và các yếu tố của mỗi tôn giáo phổ biến hoặc tôn giáo dân gian. Các hoàng đế của Trung Quốc đã tuyên bố Thiên mệnh và tham gia các hoạt động tôn giáo của Trung Quốc.

 

Đầu thế kỷ 20, các quan chức và trí thức có đầu óc cải cách đã tấn công tất cả các tôn giáo là "mê tín", và kể từ năm 1949, Trung Quốc đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cai trị, một tổ chức vô thần cấm các đảng viên thực hành tôn giáo khi còn đương chức. Trong đỉnh điểm của một loạt các chiến dịch chống lại các tôn giáo đã được tiến hành từ cuối thế kỷ 19, Cách mạng Văn hóa chống lại các thói quen, tư tưởng, phong tục và văn hóa cũ, kéo dài từ năm 1966 đến 1967, đã phá hủy hoặc buộc chúng chuyển sang hoạt động ngầm. Chính phủ chỉ chính thức công nhận năm tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Tin lành và Công giáo (mặc dù Giáo hội Công giáo Trung Quốc độc lập với Giáo hội Công giáo ở Rome). Vào đầu thế kỷ 21, ngày càng có sự công nhận chính thức của Nho giáo và tôn giáo dân gian Trung Quốc như là một phần của sự kế thừa văn hóa của Trung Quốc.

Giới thiệu

Quý khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ, đáp ứng chính xác nhu cầu với giải pháp phù hợp, hàng hóa sản phẩm từ những thương hiệu uy tín hàng đầu, đầy đủ tính năng cần thiết, giao hàng và lắp đặt nhanh chóng kịp thời tận nơi.

Gửi yêu cầu ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

 

GIẢI PHÁP PHÙ HỢP - SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG - DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP !

 

ADAVI chân thành cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách hàng!

Copyright © 2018 Adavi. All rights reserved. Designed by nina.vn

Email không hợp lệ

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Quên mật khẩu?

Vui lòng nhập họ tên

Email không hợp lệ Email đã có người sử dung. Vui lòng chọn email khác.

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Vui lòng nhập số điện thoại

Vui lòng chọn Tỉnh/Thành Phố

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Email không hợp lệ Email không tồn tại. Vui lòng nhập lại Email.

Trở lại đăng nhập

Close
Zalo