(24/7)
0 Giỏ hàng

0935.118.057

0906.230.328

danh mục sản phẩm

Nợ công và câu chuyện trần nợ công ở Mỹ - 4-6-2023

1. Nợ công là gì ?

Nợ công, hay nợ chính phủ, nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.

 

Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).

 

Có hai hình thức vay nợ phổ biến hiện nay của chính phủ: phát hành trái phiếu chính phủ, và vay tiền trực tiếp từ ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ như Quỹ tiền tệ Quốc tế).

 

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp, hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

 

Được nợ, hay vỡ nợ của một cá nhân/ tổ chức, phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng của tổ chức đó: khả năng quản trị, uy tín, quyền lực,

Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vỡ nợ được hiểu một cách đơn giản là thất hứa hoặc vi phạm thỏa thuận. Một chính phủ vay tiền từ các chủ nợ trong và ngoài nước thì họ có nghĩa vụ phải trả lãi trên các khoản vay đó. Vỡ nợ xảy ra khi chính phủ không có khả năng hoặc không muốn thực hiện một số hay toàn bộ nghĩa vụ nợ với người cho vay.

 

Thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết 147 chính phủ đã vỡ nợ kể từ năm 1960. Con số trên tương đương hơn một nửa số chính phủ trên toàn cầu.

 

Nền kinh tế suy yếu và "chi tiêu không có kế hoạch" là 2 trong số những yếu tố có thể dẫn đến vỡ nợ, trang web chuyên về nội dung tài chính Investopedia cho biết.

 

Các quốc gia cũng có thể gặp vấn đề nếu vay bằng ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là nếu ngân sách bị thiếu hụt, ngân hàng trung ương của những quốc gia này không thể in thêm tiền để bù đắp.

 

IMF cho biết đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng tình trạng khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và các nền kinh tế mới nổi. Cơ quan này cho biết Argentina, Ecuador, Lebanon và Zambia là một số quốc gia mới nhất phải tái cơ cấu nợ.

 

2. Câu chuyện trần nợ công ở Mỹ

Vấn đề nâng trần nợ công lại nóng lên ở Mỹ. Đây không phải là câu chuyện mới mẻ ở nước này, bởi kể từ năm 1960 đến nay, Quốc hội Mỹ đã tăng mức trần nợ 78 lần, với lần tăng gần đây nhất vào năm 2021, lên mức 31.400 tỷ USD.

 

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới phân tích và công bố ngày 7/5/2023 cho biết, nền kinh tế Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 2022 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa ước tính là 25.500 tỷ USD, trong khi Trung Quốc xếp thứ hai (với 17.900 tỷ USD), tiếp theo là Nhật Bản (4.200 tỷ USD), Đức (4.070 tỷ USD) và Ấn Độ (3.400 tỷ USD).

 

Theo luật của Mỹ, trần nợ công hay giới hạn nợ là mức trần pháp lý về số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay. Mỗi khi khối nợ của chính phủ Mỹ đạt đến mức trần, việc tăng trần nợ công sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội và cần phải đạt được sự ủng hộ của cả Thượng viện và Hạ viện.

 

Việc tăng mức trần nợ công cũng không đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ có thêm ngân sách để chi trả cho các hạng mục mới, mà chỉ giúp cho chính phủ nước này có thể vay thêm để thanh toán các hạng mục được Quốc hội thông qua. Trần nợ công của Mỹ đã được nâng tổng cộng 78 lần kể từ năm 1960, lần nâng gần đây nhất là vào năm 2021.

 

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu không đạt được thỏa thuận về trần nợ công ?

Nếu Quốc hội Mỹ và chính quyền của Tổng thống Joe Biden không thể đạt được thỏa thuận về vấn đề trần nợ công, chính phủ Mỹ có thể sẽ vỡ nợ vào đầu tháng 6. Điều này có nghĩa là nước Mỹ sẽ mất toàn bộ số tiền mặt để chi trả cho mọi nghĩa vụ, từ trả lương quân đội, trả lương hưu cho tới trả lãi trái phiếu, …

 

Theo tờ Financial Express, Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Nhà Trắng đã cảnh báo vào đầu tháng này rằng việc Mỹ vỡ nợ có thể khiến thị trường chứng khoán sụt giảm 45% và dẫn đến một cuộc suy thoái thảm khốc tương tự như đại khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong khi đó, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's dự báo mức sụt giảm là 20%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 5% - đồng nghĩa với khoảng 8 triệu người Mỹ sẽ mất việc.

 

Việc vỡ nợ sẽ khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Theo đó, các cơ quan có chi tiêu chưa được phê duyệt sẽ cho người lao động nghỉ phép, trong khi một số nhân viên “thiết yếu” sẽ tiếp tục làm việc mà không được trả lương. Số tiền lương này sẽ được hoàn trả khi Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, việc nhận trợ cấp an sinh xã hội hàng tháng của hơn 60 triệu người, chủ yếu là người cao tuổi cũng sẽ bị chậm trễ.

 

Không chỉ ảnh hưởng ở phạm vi trong nước, nếu Chính phủ Mỹ vỡ nợ, nền kinh tế thế giới cũng bị tác động không nhỏ. Nhiều quốc gia bảo vệ tài chính của họ bằng cách mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn được nhiều người coi là một trong những tài sản an toàn nhất trên thế giới. Nhưng việc vỡ nợ có thể làm giảm giá trị của những trái phiếu đó, làm tổn hại đến dự trữ của nhiều quốc gia.

 

Các chuyên gia cho rằng việc vỡ nợ có thể làm tổn hại đến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Khoảng 60% các giao dịch ngoại tệ vẫn được thực hiện bằng USD, nhưng việc Mỹ không trả được nợ - có thể khiến giá trị của đồng bạc xanh lao dốc và làm thay đổi điều đó. 

Và khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, các đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc bán hàng vào Mỹ sẽ không được nhiều như trước đây.

 

Nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ

Sau nhiều tuần đàm phán, Chính phủ và Quốc hội Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tạm thời về trần nợ công vào đêm 27/5 (theo giờ Mỹ). Điều này đã giúp Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đối mặt với tình trạng vỡ nợ.

Theo hãng tin Bloomberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy thống nhất sẽ đình chỉ việc áp trần nợ trong 2 năm, đến năm 2025. Như vậy, trần nợ sẽ không tăng, song Chính phủ Mỹ cũng sẽ không phải lo về việc không thể vay thêm tiền.

 

Cụ thể, theo nội dung thỏa thuận, hai bên nhất trí đình chỉ việc áp trần nợ trong 2 năm, đến ngày 1/1/2025; giới hạn chi tiêu trong ngân sách năm 2024 và 2025, thu hồi quỹ COVID-19 chưa sử dụng, đẩy nhanh quá trình cấp phép cho một số các dự án năng lượng và tăng thêm điều kiện đối với các chương trình dành cho người nghèo.

 

Dự luật cũng bao gồm quyết định cấp hơn 886 tỷ USD cho ngân sách an ninh trong năm tài chính 2024 và hơn 703 tỷ USD trong hạng mục chi phí an ninh trong cùng năm. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tăng 1% chi tiêu an ninh trong tài khóa 2025.

 

Ngày 28/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết thỏa thuận nâng trần nợ công mà ông và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đạt được đã sẵn sàng trình Quốc hội, đồng thời hối thúc lưỡng viện nhanh chóng bỏ phiếu thông qua văn kiện này.

 

Kết quả đột phá này đạt được sau cuộc đàm phán nước rút trước thềm hạn chót đạt thỏa thuận nâng trần nợ công vào tháng 6 tới. Vào ngày 26/5 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã điều chỉnh dự báo về thời hạn chót để nâng giới hạn nợ liên bang, cho rằng Chính phủ Mỹ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 5/6 tới, thay vì ngày 1/6 đưa ra trước đó.

 

Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát Hạ viện với số ghế 222-213, trong khi đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện với số ghế 51-49. Điều này đồng nghĩa với việc để được thông qua, dự luật trên cần nhận được sự ủng hộ của những nghị sĩ có quan điểm ôn hòa từ cả hai phía./.

Và Tổng thống Mỹ Biden ký thông qua luật về việc đình chỉ trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD ngày 3/6/2023.

Giới thiệu

Quý khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ, đáp ứng chính xác nhu cầu với giải pháp phù hợp, từ những thương hiệu uy tín hàng đầu, sản phẩm đầy đủ tính năng cần thiết, giao hàng và lắp đặt nhanh chóng kịp thời.

Gửi yêu cầu ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

 

GIẢI PHÁP PHÙ HỢP - SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG UY TÍN HÀNG ĐẦU - NHANH CHÓNG TẬN NƠI !

 

ADAVI chân thành cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách hàng!

Copyright © 2018 Adavi. All rights reserved. Designed by nina.vn

Email không hợp lệ

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Quên mật khẩu?

Vui lòng nhập họ tên

Email không hợp lệ Email đã có người sử dung. Vui lòng chọn email khác.

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Vui lòng nhập số điện thoại

Vui lòng chọn Tỉnh/Thành Phố

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Email không hợp lệ Email không tồn tại. Vui lòng nhập lại Email.

Trở lại đăng nhập

Close
Zalo