0 Giỏ hàng

0866.187.288

0935.118.057

danh mục sản phẩm

Bộ sưu tập nhạc giao hưởng - cổ điển - không lời

Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ Xl đến thời điểm hiện tại.

 

Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau:

* Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục.

* Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.

Baroque: khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.

Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều tiêu chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.

Lãng mạn: khoảng 1815-1910, là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.

Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại.

Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ XXI.

* Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ XX hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển".

 

Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn có thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.

 

Nhạc cụ diễn tấu: Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ để diễn tấu thường có số lượng lớn và rất phong phú. Danh sách dưới đây chỉ nêu nhữnng nhạc cụ trong Dàn nhạc giao hưởng:

Bộ dây: Vĩ cầm, Viola, Cello, Đại hồ cầm, Hạc cầm, Ghi-ta, Măng cầm.

Bộ sáo gỗ: Sáo, Kèn Ô-boa, Kèn Cla-ri-nét, Kèn Pha-gốt, Sáo Piccolo, Cor anglais, Clarinette basse, Contrebasson, Petie Clarinette.

Bộ đồng: Kèn Cor, Kèn Trôm-pét, Kèn Trombone, Kèn Tuba, Kèn Sắc-xô.

Bộ gõ: Timbales, Campanelli, Mộc cầm, Kẻng tam giác, Tambourine, Dương cầm.

 

Người diễn xuất: Nhạc trưởng, Nhạc công, Ca sĩ.

 

Danh sách Nhà soạn soạn, Nhạc sĩ biểu diễn nổi tiếng:

Trung Cổ, Phục Hưng: 

* Hildegard xứ Bingen (tiếng Đức: Hildegard von Bingen; tiếng Latinh: Hildegardis Bingensis; k. 1098 – 17 tháng 9 năm 1179), còn được gọi là Thánh Hildegard hay Nữ tiên tri sông Rhine, là một tu viện trưởng dòng Benedicti người Đức và là nhà bác học đa tài trong nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, tiên tri và y học thời Trung đại.

Bà là một trong những nhà soạn nhạc thánh ca đơn âm nổi tiếng nhất, cũng như được thu âm nhiều nhất trong lịch sử hiện đại.

Bà đã được nhiều người ở Châu Âu coi là người sáng lập ra ngành khoa học lịch sử tự nhiên ở Đức.

Tu viện nơi Hildegard tu hành đã bầu bà làm magistra (mẹ bề trên) vào năm 1136. Bà thành lập các tu viện Rupertsberg vào năm 1150 và Eibingen vào năm 1165.

Hildegard là tác giả của một lượng lớn tác phẩm thần học, thực vật học và y học, cũng như thư từ, thánh ca và điệp khúc phụng vụ.

Bên cạnh đó, bà còn sáng tác thơ và biên tập cuốn minh họa thếp vàng tác phẩm đầu tay của bà là Scivias.

Hildegard là tác giả của nhiều bài thánh ca còn tồn tại cho đến nay hơn bất kỳ nhà soạn nhạc nào trong toàn bộ thời Trung cổ, và bà là một trong số ít nhà soạn nhạc sáng tác cả nhạc và ca từ.

Một trong những tác phẩm của bà, Ordo Virtutum, là một trong những vở kịch phụng vụ đầu tiên và được cho là vở kịch đạo đức lâu đời nhất còn tồn tại.

Bà cũng được ghi nhận là đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nhân tạo được gọi là Lingua Ignota.

 

* Johannes Ockenghem (sinh vào khoảng năm 1410-mất vào năm 1497 tại Tours), còn được viết tên là Jean de, Jan; họ là Okeghem, Ogkegum, Okchem, Hocquegam, Ockegham;

Là nhà soạn nhạc người xứ Flandre (thuộc Pháp và Bỉ bây giờ). Năm 1443, ông trở thành ca sĩ trong hợp xướng nhà thờ. Sau đó, ông phục vụ tại triều đình Pháp cho 3 đời vua liên tiếp cho đến khi qua đời.

Ông là nhà soạn nhạc đầu thời kì giữa Guillaume Dufay và Josquin des Prez. Ông là một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu của thời kì Phục hưng. Sáng tác của ông gồm nhiều bản mass, motet và các chanson.

Ông là bậc thầy về phức điệu, đồng thời các ca khúc của ông nổi tiếng.

 

* Josquin des Prez (or Josquin Lebloitte dit Desprez; tiếng Pháp: [ʒɔskɛ̃ depʁe]; sinh năm 1450/1455 - mất ngày 27 tháng 8 năm 1521) thường được gọi đơn giản là Josquin là nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng người vùng Flem (nay thuộc Bỉ, Hà Lan và Pháp).

Ông là một trong những nhà soạn nhạc lớn của trường phái có tên Những Người Hà Lan (cùng với Johannes Ockeghem, Jakob Obrecht và Orlando di Lasso).

 

* Giovanni Pierluigi da Palestrina (k. 1525 - 2 tháng 2 năm 1594) là nhà soạn nhạc thời Phục hưng người Ý về nhạc thánh và là đại diện nổi tiếng nhất thế kỷ 16 của Trường phái sáng tác âm nhạc La Mã.

Ông có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của âm nhạc nhà thờ và âm nhạc thế tục ở châu Âu, đặc biệt là sự phát triển của đối âm, và tác phẩm của ông được coi là đỉnh cao của đa âm thời Phục hưng.

Palestrina sinh ra ở thị trấn Palestrina, gần Rome, sau đó là một phần của các Quốc gia Giáo hoàng cho cha mẹ là người Neapolitan, Santo và Palma Pierluigi, vào năm 1525.

Palestrina đã trưởng thành như một nhạc sĩ dưới ảnh hưởng của phong cách đa âm Bắc Âu, chủ yếu do sự thống trị của nó ở Ý bởi hai nhà soạn nhạc người Hà Lan có ảnh hưởng, Guillaume Dufay và Josquin des Prez, những người đã dành phần quan trọng trong sự nghiệp của họ ở đó. Bản thân nước Ý vẫn chưa tạo ra được bất kỳ ai nổi tiếng hoặc có kỹ năng tương đương về phức điệu.

Từ năm 1544 đến năm 1551, Palestrina là người chơi piano của Nhà thờ Thánh Agapito, nhà thờ chính của thành phố quê hương ông. Năm 1551, Giáo hoàng Julius III (trước đây là Giám mục của Palestrina) đã bổ nhiệm Palestrina maestro di cappella hoặc giám đốc âm nhạc của Cappella Giulia,[4] (Nhà nguyện Julian, theo nghĩa là ca đoàn), dàn hợp xướng của chương các giáo luật tại Vương cung thánh đường Thánh Peter.

Palestrina sáng tác hàng trăm tác phẩm, trong đó có 105 bản nhạc misa, 68 offertories, ít nhất 140 madrigals và hơn 300 motet. Bên cạnh đó, có ít nhất 72 bài thánh ca, 35 Kinh Ngợi Khen, 11 litany, và bốn hoặc năm bộ lamentation. Giai điệu Gloria từ Magnificat Tertii Toni (1591) của Palestrina ngày nay được sử dụng rộng rãi trong giai điệu thánh ca phục sinh, Victory (The Strife Is O'er). Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông: Missa Papae Marcelli.

 

* William Byrd (1540/1543-1623) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Anh. Ông cùng với Thomas Tallis trở thành hai nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Phục hưng Anh.

Có thể nói, William Byrd là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất của nước Anh trong mọi thời đại. Đồng thời ông còn có chỗ đứng trong hàng những nhà soạn nhạc châu Âu xuất sắc của một trong những thời đại đáng nhớ nhất của châu Âu và thế giới.

My Ladye Nevells Booke là một bản thảo âm nhạc gồm 42 mảnh dành cho nhạc cụ phím của William Byrd, bản thảo này cũng là một trong những bản thảo quan trọng nhất thời kỳ phục hưng. Ladye Nevells có khả năng là Elizabeth Bacon, con gái của nữ hoàng Elizabeth I. Cuốn sách có thể là món quà mà William Byrd gửi tặng.

 

Baroque:

* Jan Pieterszoon Sweelinck

* Claudio Giovanni Antonio Monteverdi (sinh năm 1567 tại Cremona, mất năm 1643 tại Venice) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn viola, ca sĩ, nhạc trưởng người Ý; là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng trong sự chuyển giao giữa âm nhạc thời Phục hưng và Baroque. Ông đã phát triển hai phong cách song song với nhau.

Hồi nhỏ, Monteverdi đi học nhạc với thầy Marc'Antonio Ingegneri. Nam 1590, khi đã hơn 20 tuổi, ông nhận danh hiệu viện sĩ Viện Hàn lâm Santa Cecilia tại thủ đô Roma. Từ đó, Monteverdi phục vụ trong nhà quận công vùng Mantua, chơi đàn viola và hát madrigal, đồng thời với sáng tác âm nhạc.

Năm 1599 kết hôn với ca sĩ triều đình Claudia Cattaneo, bà qua đời vào tháng 8 năm 1607. Họ có hai con trai (Francesco và Massimilino) và một con gái (Leonora). Con gái khác đã chết ngay sau khi sinh.

Từ năm 1601, ông là chỉ huy dàn nhạc nhà nguyện, là người phụ trách nhạc thính phòng trong nhà quận công (Quận công là một tước hiệu thời phong kiến, do vua ban cho công thần hoặc thân thích, ở dưới tước Quốc công và trên tước Hầu). Monteverdi từng nghe và chịu ảnh hưởng những bản opera của trường phái Florentine, đặc biệt là vở Euridice của nhà soạn nhạc Peri (tác phẩm được viết vào năm 1600). Monteverdi viết vở opera đầu tiên trong sự nghiệp của mình, vở La favola d'Orfeo, vào năm 1607. Đây thực sự là dấu ấn quan trọng trong lịch sử opera, vì đây là vở opera đầu tiên có nhạc đệm theo. Năm 1612, sau sự ra đi của người quận công đang phục vụ, Monteverdi rời Mantua, trở thành người lãnh đạo của dàn nhạc nhà thờ lớn Saint Mark của Venice, một trong những cương vị danh giá nhất thời đại.

Vào năm 1613, ông đã chuyển đến San Marco ở Venice và đảm nhiệm công việc nhạc trưởng. Năm 1632, ông trở thành một linh mục. Ông ra đi vào năm 1643 tại Venice.

Claudio Monteverdi có vị trí trong âm nhạc thời Phục hưng có thể sánh ngang William Shakespeare trong văn học cùng thời đại. Xuất phát từ truyền thống, Monteverdi đã biến đổi mọi thể loại mà ông có sáng tác. Những bản Madrigal của ông bao trùm cả một giai đoạn 40 năm phát triển của thể loại này.

Năm ấn phẩm đầu tiên của ông là: Sacrae cantiunculae, 1582 (một tập hợp các motet thu nhỏ); Madrigali Spirituali, 1583 (một khối lượng trong đó chỉ có phần âm trầm là còn tồn tại); Canzonette a tre voci, 1584 (một bộ sưu tập của canzonettes ba giọng); và năm phần madrigals quyển I, năm 1587, và quyển II, 1590.

Claudio Monteverdi để lại khoảng 20 tác phẩm âm nhạc sân khấu, gồm có 8 vở opera (La favola d'Orfeo (1607), Ulissey trở về quê hương (1640), Lễ tấn phong Poppea (1642) được xem là đỉnh cao trong các tác phẩm của ông về bi kịch và lãng mạn, các vở ballet, những bản hợp xướng, mixa, motet, canzonette, khoảng 150 bài madrigal thế tục về tình yêu và tôn giáo.

 

DAVE BRUBECK (tên khai sinh: David Warren Brubeck)

Ngày/nơi sinh: 6 tháng 12, 1920, Concord, California, Hoa Kỳ

Ngày mất: 5 tháng 12, 2012, Norwalk, Connecticut, Hoa Kỳ

Thể loại: Jazz, cool jazz, West Coast jazz, third stream.

Nhạc cụ: Piano.

Youtube: https://www.youtube.com/@DaveBrubeckMusic/videos

 

Kitarō (喜多郎, Hỉ Đa Lang) (tên thật Takahashi Masanori)

Sinh ngày 4 tháng 2 năm 1953, tại Toyohashi, tỉnh Aichi, Nhật Bản

Thể loại: Khí nhạc, Nhạc điện tử, New Age.

Nhạc cụ: Piano, Máy phối âm, Nhạc cụ phím, Trống, bộ gõ.

Youtube: https://www.youtube.com/@-Kitaro/videos

 

YANNI (tên khai sinh: Yiànnis Hryssomàllis)

Ngày/nơi sinh: 14 tháng 11, 1954 (69 tuổi), Kalamata, Hy Lạp

Thể loại Hòa tấu, New Age, Cổ điển đương đại.

Nhạc cụ: Piano, Dương Cầm, Nhạc cụ phím.

Youtube: https://www.youtube.com/@Yanni/videos

 

 

Nguồn tin: wikipedia.org, ...

Giới thiệu

Quý khách hàng sẽ được tư vấn đầy đủ, đáp ứng chính xác nhu cầu với giải pháp phù hợp, hàng hóa sản phẩm từ những thương hiệu uy tín hàng đầu, đầy đủ tính năng cần thiết, giao hàng và lắp đặt nhanh chóng kịp thời tận nơi.

Gửi yêu cầu ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

 

GIẢI PHÁP PHÙ HỢP - SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG - DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP !

 

ADAVI chân thành cảm ơn và hân hạnh phục vụ quý khách hàng!

Copyright © 2018 Adavi. All rights reserved. Designed by nina.vn

Email không hợp lệ

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Quên mật khẩu?

Vui lòng nhập họ tên

Email không hợp lệ Email đã có người sử dung. Vui lòng chọn email khác.

Show Vui lòng nhập mật khẩu

Vui lòng nhập số điện thoại

Vui lòng chọn Tỉnh/Thành Phố

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được một liên kết để tạo một mật khẩu mới.

Email không hợp lệ Email không tồn tại. Vui lòng nhập lại Email.

Trở lại đăng nhập

Close
Zalo